Facebook giảm tương tác – 9 cách để sống sót

Thời gian gần đây, bạn thấy các bài đăng của mình lên bị Facebook giảm tương tác. Như bị giảm like, comment khá nhiều (thậm chí là rất nhiều)? Vì sao vậy… hãy đọc bài dưới đây

Facebook giảm tương tác
Facebook giảm tương tác

Tương tác Facebook là gì?
Tương tác trên Facebook là hành động người dùng làm trên trang Facebook các nhân hoặc Fanpage, Group… của bạn
Khi bạn đo tương tác trên Facebook cũng cùng với ý nghĩa bạn đang đo lường TÌNH YÊU của công chúng đối với cá nhân hoặc thương hiệu của bạn 1 cách định lượng bằng TƯƠNG TÁC mà người dùng tạo ra. Tất nhiên, tương tác càng lớn thể hiện sự quan tâm và tình cảm càng lớn.
Vậy, tương tác gồm những gì và điều gì ảnh hưởng đến chỉ số này?
Tương tác của Facebook bao gồm: Like (hoặc các bày tỏ cảm xúc khác), chia sẻ, nhận xét (cả tích cực và tiêu cực), bấm chuột vào bài viết hoặc link cũng được tính là tương tác
Những gì ảnh hưởng đến chỉ số tương tác của bạn?
Đầu tiên là NỘI DUNG. Facebook luôn muốn người dùng của mình nhận được những nội dung sát với thứ họ mong muốn nhất. Vì vậy, hãy đảm bảo nội dung của bạn là nội dung mà nhóm công chúng mục tiêu (hoặc khách hàng mục tiêu) của bạn muốn xem.
Ngoài ra, cách thức truyền tải nội dung cũng được ưu tiên theo thứ tự sau:

  1. Video tải lên Facebook trực tiếp (Hiện Facebook đang ưu tiên Video và đã cho phép người dùng kiếm tiền trên nền tảng video để cạnh tranh với Youtube)
  2. Live stream
  3. Ảnh GIF động
  4. Hình ảnh thông thường
  5. Nội dung chữ

Facebook sẽ giảm tương tác với các bài viết có link ngoài (Ví dụ: Bạn đăng 1 link từ Youtube lên Facebook)

  • Bài viết của bạn sẽ được tăng tương tác nếu thuật toán của Facebook cho rằng bài viết của bạn hữu ích và quan trọng với người dùng của họ. Tầm quan trọng của nội dung được coi trọng hơn rất nhiều so với số lần nội dung được chia sẻ. Ưu tiên sẽ theo thứ tự sau:
  • Nội dung hữu ích và gây hứng thú với người đọc
  • Số lượng comment (bình luận)
  • Số lượt like (thích) hoặc các cảm xúc.

Facebook sẽ coi nội dung của bạn là tệ nếu tỷ lệ: người tương tác / người theo dõi thấp. Nghĩa là, nếu bạn có rất nhiều người theo dõi, nhưng lại có rất ít người tương tác với nội dung của bạn thì thuật toán của Facebook sẽ có đánh giá rất tiêu cực đến trang của bạn. Vì thế, nhiều theo dõi chưa chắc đã là tốt.
Từ rất nhiều các chỉ số như trên, Facebook sẽ chấm điểm cho trang của bạn để quyết định bài viết của bạn sẽ hiển thị lên Newfeed của những ai và số lượng phủ sóng rộng đến thế nào.
Với cuộc chiến chống các nội dung câu tương tác và giả mạo, Facebook đang ngày càng thông minh hơn để dễ dàng nhận diện ra những bài viết câu tương tác mà không mang nội dung hữu ích cho người đọc. Ví dụ: Tài khoản của bạn sẽ bị hạ điểm nếu bạn đăng 1 bài viết dạng như: Ai thấy bài cho mình xin 1 like nhé! (Đây là dạng bài bị coi là câu like – Đừng đăng những bài thế này nữa nhé).

9 cách để sống sót trong kỷ nguyên Facebook giảm tương tác

Facebook thay đổi, chúng ta cũng phải thay đổi và hãy làm theo 9 cách dưới đây. Facebook của bạn sẽ lại hồi sinh.
1. Biến video thành nền tảng cho hệ thống nội dung của bạn
Facebook đã bắt đầu cho phép người dùng kiếm tiền quảng cáo trên các video đăng lên Facebook nhằm cạnh tranh với Youtube. Vì vậy, video đang được ưu tiên hàng đầu trên Facebook. Hãy thích ứng bằng cách thay vì viết và đính kèm ảnh, hãy làm nội dung bạn muốn truyền tải thành 1 video.
Trong các lớp học TRỰC TIẾP, tôi sẽ dành thời lượng đủ nhiều để nói về cách thức xây dựng nội dung video cho Facebook. Nếu bạn muốn xem các khóa huấn luyện của tôi thì bấm vào đây: https://anhoa.net

2. Thúc đẩy việc bình luận
Đây là 1 phần của bản cập nhật thuật toán Facebook trong tháng 5 vừa qua. Facebook sẽ ưu tiên hiển thị những bài viết khiến người dùng thảo luận nhiều trong phần bình luận nhưng không phải dạng bài viết câu bình luận hay việc cố ý tạo ra các ý kiến trái chiều để làm người dùng phải comment trong trạng thái bức xúc.
Chiến lược tăng bình luận hiệu quả là hãy đưa những nội dung hữu ích, gây hứng thú nhưng khiến người dùng phải tranh luận 1 cách hợp lý. Hãy tránh việc tạo scandal để kiếm bình luận với những nội dung phản cảm.

3. Khuyến khích nhân viên, đội nhóm, bạn bè ủng hộ nội dung của bạn
Phạm vi phủ sóng nội dung của bạn đã bị giới hạn bởi số lượng người theo dõi, thích trang hay bạn bè của bạn. Với những thuật toán Facebook mới áp dụng thì phạm vi ngày càng hẹp hơn.
Việc khuyến khích “đồng đội” chia sẻ, comment, like các nội dung của bạn sẽ khuếch đại phạm vi tiếp cận. Facebook đánh giá rất cao các tương tác từ những người THỰC SỰ CÓ MỐI QUAN HỆ với bạn thông qua việc định vị GPS, lịch sử tương tác và từ việc khai báo nơi ở, chỗ làm, trường học. (Tất nhiên, đừng kêu gọi bằng cách đăng bài trên Facebook là “Like bài của tôi đi”, Facebook khôn lắm)

4. Ưu tiên ảnh và hạn chế các liên kết (link) ra ngoài Facebook
Facebook luôn ưu tiên các bài viết có đường link nội bộ trong Facebook và không muốn người dùng rời khỏi nền tảng của mình. Vì vậy, nếu bạn đăng 1 link của Facebook thì sẽ ngon hơn là đăng 1 link đến 1 trang web khác.
Nếu phải đăng link, hãy xoá phần hiển thị xem trước link và thay vào đó 1 tấm ảnh. Tỷ lệ hiển thị sẽ tăng 87% so với việc bạn đặt 1 link mà có phần xem trước.
5. Làm cho nội dung của bạn thú vị và độc đáo
Facebook coi trọng nội dung vì nội dung tốt sẽ giúp Facebook giữ chân người dùng -Từ đó họ mới có thể kiếm tiền nhờ quảng cáo. Vì vậy, nếu bạn đăng những bài viết đơn điệu, sơ sài thì Facebook của bạn coi như không thể dùng để quảng bá và bán hàng được nữa vì Facebook không thích bạn bán hàng, họ chỉ muốn bạn có nội dung hay phục vụ người dùng của họ.

Nhưng làm sao để có những bài viết thú vị và độc đáo? Bạn nên 1 lần đến lớp Sales Content Copywriting của tôi. Lớp học này chỉ diễn ra trong 1 buổi khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ, bạn sẽ học được cách tạo ra các bài viết chất lượng, thú vị mà không cần phải là người giỏi văn chương chữ nghĩa. Lớp học này MIỄN PHÍ và bạn có thể đăng ký tham dự tại đây: https://m.me/vinhcuong.net/?ref=scc

6. Xây dựng group
Tỷ lệ tương tác của Fanpage đã giảm rất sâu khi Facebook áp dụng những thuật toán mới. Tuy nhiên, group vẫn giữ được mức tỷ lệ tiếp cận đủ dùng. Hãy tạo ra các group và mời người dùng tham gia. Đừng quên, món ăn chính bạn cần để nuôi dưỡng những cộng đồng này vẫn là nội dung chứ không phải đưa hàng nghìn người vào nhóm rồi bán hàng đâu nhé.

7. Thu hẹp đối tượng của bạn.
Hãy chọn ra 1 nhóm người mà bạn thích phục vụ, nhóm người có thể tạo ra doanh số tốt nhất và tập trung xây dựng nội dung để phục vụ nhóm này. Đừng lan man.
Bạn càng lan man, tỷ lệ tương tác/theo dõi càng thấp và Facebook của bạn sẽ ngày càng giảm tương tác.

Hãy mạnh dạn unfriend những người bạn không tương tác với các bài viết của bạn trong 1 thời gian dài. Họ chỉ khiến Facebook của bạn ngày càng tệ đi mà thôi. Tất nhiên, nếu bạn coi Facebook không phải để bán hàng mà là danh bạ lưu trữ liên hệ bạn bè thì không cần phải làm như vậy (Không bán hàng chắc cũng không đọc tới đây đâu nhỉ).
Bạn có thể unfriend tự động những người không tương tác bằng HOOT – Ứng dụng tự động hoá được phát triển bởi Masso Corp – Một công ty trong hệ sinh thái của tôi. Bấm vào đây để cài đặt Extension (MIỄN PHÍ): http://vinhcuong.net/hootex

8. Đăng bài đúng giờ hoàng đạo
Thuật toán Facebook ưu tiên những bài viết nhận được nhiều tương tác, tham gia của cộng đồng. Vì vậy, bạn cần đăng bài vào lúc có nhiều người online và sẵn sàng tương tác.
Thời gian đăng bài sẽ có khác nhau theo ngành nghề, nhóm khách hàng, vùng miền địa lý… Tuy nhiên, ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo những khung giờ sau: 6h – 7h, 10h – 11h, 13h – 14h, 20h – 22h hàng ngày.
Lưu ý: Thứ bảy và Chủ nhật lượng người online sẽ giảm chỉ còn 60% so với những ngày làm việc trong tuần.

9. Quảng cáo trả tiền
Rõ rồi, Facebook tạo ra đủ các thủ đoạn để cuối cùng móc túi anh em mình thôi. Trả tiền thì cái gì cũng có. Kể cả người ta chưa từng nhìn thấy bạn, chưa từng tương tác với bạn thì tiền vẫn có thể mang bài viết, video của ta hiện ra trước mắt họ. Hãy sẵn sàng trả tiền cho Facebook (và cả các nền tảng khác) để tranh thủ đánh chiếm thị phần, vượt qua những đối thủ còn đang ngồi sock vì Facebook giảm tương tác mà chưa biết phải làm gì tiếp theo 😀

Kết luận: Vỏ quýt dày thì có… dao.
Facebook thay đổi thì anh em mình cần thay đổi theo. Họ giảm tương tác cuối cùng cũng để bảo vệ người dùng là anh em ta thôi.

Khó khăn, rào cản… là điều cần phải có để phân loại người bán hàng thành công và nhóm bỏ cuộc (mà bỏ hết đi để mình bán cho sướng)

Bạn là dạng sẵn sàng học tập để thay đổi hay là dạng bối rối, sock, mất phương hướng rồi bỏ cuộc? Hãy cho tôi biết ý kiến của bạn nhé!

  • Nguyễn Vĩnh Cường