Trở thành hồn ma – Giấc mơ tuyệt vời

Tớ mới đi cấp cứu về. Lần đầu tiên trong đời đau đến mức xỉu đi, lần đầu tiên phải cắm ống truyền ven, lần đầu tiên nghĩ rằng mình có thể chết. Và câu chuyện bắt đầu…

Đêm qua gặp ác mộng. Mình chết!
Một trải nghiệm chẳng dễ chịu chút nào nhưng lại rất đáng giá. Trong giấc mơ, mình nhận ra cuộc sống sau khi chết là có thật.
Làm hồn ma sướng nhất là có thể bay nhưng bay lơ phơ như gió thổi sợi tơ thôi, không bay được vọt lên cao như mình nghe mấy thằng nó chém hồi còn sống.

Có lúc đã trở thành hồn ma rồi chứ không đùa
Có lúc đã trở thành hồn ma rồi chứ không đùa

Lại quay lại cái hoàn cảnh mình chết, chết lúc đang ngủ. Người ta nói chết lúc đang ngủ là cái chết êm ái nhất, mình cũng thấy thế. Lúc biết là chết, buồn lắm nhưng cũng do cái sự bay được nên mình thấy nguôi ngoai hẳn. Vì vẫn đang nửa đêm, mình nảy ra ý định bay 1 vòng ra phố. Cuộc sống ban đêm của hồn ma cũng náo nhiệt lắm. Nửa đêm người sống thì ngủ nhưng ngoài đường thì hồn ma tấp nập, đi qua đi lại như hội.
Từ nhà mình bay lòng vòng ra Mỹ Đình, thấy mấy thằng sống đang nhậu với nhau trên bãi cỏ, ở góc sâu bên trong có 1 đám hồn ma trông rách rách đang tụ họp, chả biết họ làm gì ở đấy nhưng mình đoán chắc là đám hồn ma vô gia cư ở cái miếu phía sau Cung thể thao dưới nước. Trên nóc sân Mỹ Đình có 1 bọn hồn ma tuổi teen nhảy hiphop với nhạc phát ra từ bộ loa khá to, nhìn qua là biết Made in Hàng Mã. Lúc còn sống mình chẳng để ý mấy cái đồ này nhưng giờ phát hiện ra âm thanh tốt ra phết. Có khi còn hay hơn bộ loa Klipsch ở nhà mình. Vui đáo để.
Lòng vòng ra khu Mai Dịch, thấy các chú hồn ma mặc đồ lính đứng đầy xung quanh. Canh cẩn nghiêm mật. Thi thoảng thấy cái gì giống cái kiệu bay vèo cái qua mặt. Chắc là xe đặc chủng của mấy bác nằm trong này. Hay thật, chết cũng có cái hay của chết. Biết thêm bao nhiêu thứ.
vinh-cuong-hon-ma
Công nhận là bay thì thích hơn đi bộ. Chỉ mất 5 phút mình đã phi đến cửa Keangnam. Mình vẫn thích lên nóc Kaengnam lúc còn sống mà chưa lên được, giờ bay lên cái coi. Gọi là bay cho oai, hồn ma chỉ bay phất phơ thôi nên mình vẫn phải phập phồng bay lên theo đường cầu thang bộ. Lên đến tầng 72 thấy ma trên này còn đông hơn dưới Mỹ Đình, nhưng mấy bác ma ở đây trông hiền lành hơn và cứng tuổi hơn. Có 2 bác đang chơi cờ dưới cái lều bạt, xung quanh đồ đạc, quần áo xếp rất ngăn nắp, giống như chỗ này là phòng riêng của 2 ông ấy vậy. Chỗ này cách xa hẳn đám đông các bác ma khác đang loay hoay ngoài kia. Mình chỉ liếc qua thôi mà 1 bác đã ý ới:
Vào uống nước chú em ma mới
Hay thật, sao họ biết mình là ma mới? Tò mò quá vào ngồi.
Mình hỏi:
– Sao các bác biết em là ma mới?

Một bác nói:
– Nhìn chú bảnh thế kia, mặt mũi cứ phừng phừng là biết chú chưa rách.
Mình ngớ người:
– Em thấy các bác trông cũng ổn mà?
Bác còn lại (sau này mới biết bác ấy tên là Phát):
– Theo lệ, thằng chết sau 3 ngày là hồn phải rời cái cõi này (chắc là bác ấy nói đến cái cõi chúng ta đang sống), nếu chú đang ở đây thì nghĩa là chú không đi hoặc là chú chưa đến hạn 3 ngày. Nếu đi thì không lo lắng gì, vài kiếp nữa lại đầu thai lại, nhưng ở lại thì phải chịu khổ, không có ai cúng bái, xôi thịt gì thì sẽ chuyển sang RÁCH.

Hay thật, hay bá đạo luôn. Hóa ra ở cái cõi sau sự sống này người ta vẫn phải chia ly.
Bác tên Phát lại từ tốn nói tiếp:
– Chú thấy đó, những người chấp nhận ở lại với cái cõi tạm này sau khi chết không ít đâu. Những người ngoài kia đều là những người ở lại. Khi quyết định ở lại rồi thì không thay đổi được.
Mình đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, lúc này bác nói chuyện đầu tiên với mình mới nói:
– Tôi tên là Thịnh, còn ông này là Phát, thế chú tên gì?
– Em tên Cường, 38 tuổi
Bác Thịnh cười khà khà nói:
– Thành ma hết rồi, tuổi tác gì. Nếu chú đi lên cõi trên, phúc thì 3 kiếp, lâu thì 10 kiếp chú lại thành người. Như bọn tôi đây là cứ mãi mãi tuổi 43, trông vậy thôi nhưng cũng chỉ được khoảng trăm năm là xong.
– Xong là sao hả bác?
– Là tan biến, biến mất ấy. Nếu chọn ở lại thì mình sẽ không có cơ hội đầu thai nữa, lâu ngày thân xác tan rã, phần hồn còn lại cũng tự tan đi thôi.
Mình há cả mồm ra nghe, toàn chuyện Discovery không có:
– Thế sao các bác không đi?
Bác Phát thở dài:
– Muốn lắm nhưng bỏ đi lại không đành…
Bác Thịnh tiếp lời:
Tôi với Phát cùng sinh năm 70, học cùng nhau, lớn lên cùng nhau rồi chết cũng cùng nhau. Năm ngoái, gần Tết, tôi với Phát gặp tai nạn trên đường từ Ninh Bình ra Hà Nội, xe của tôi đâm vào cái xe tải đậu trên đường không có đèn đóm gì. Phát lái xe thì thăng luôn, còn tôi cắm ống thở 2 ngày sau cũng đi theo thằng bạn.
Dường như nghỉ một lát để dò ý bạn, bác Thịnh nói tiếp:
– Lúc mình bay rồi thì thấy ông bạn cứ dùng dằng không chịu đi lên cõi trên. Hỏi ra mới biết, lúc chồng nằm nhà xác thì vợ đang ngủ với thằng khác. Chết rồi thì cũng chẳng ghen làm gì nhưng còn bố mẹ nhà mình. 2 ông bà vất vả nuôi thằng Phát cả đời để có ngày hôm nay.
Nhấp ngụm nước, bác tên Thịnh kể tiếp:
– Mấy năm trước, tôi với Phát mỗi thằng cùng mua 1 căn trên tầng 36 cái tòa nhà này. Phát về Hưng Yên, bán hết cả nhà đất, đón bố mẹ lên Kaengnam này ở. Phúc cũng chẳng hưởng được lâu, chưa tới 3 năm thì 2 thằng ra hồn ma thế này. Vợ thì có bồ, chồng nằm xuống đủ cái giỗ đầu là nó lấy nhau luôn. Ông bà già Phát đang ở trong nhà mình bỗng dưng bị đứa con dâu cùng thằng chồng mới nó đuổi ra ngoài. Về quê cũng không còn nhà đất, tiền bạc cũng không. Vì thế ông Phát mới không đành lòng mà lên trên. Tôi với Phát thân thiết là thế, nên tôi cũng ở lại với ông bạn vậy.
Trời ơi, thấy không, chết cũng hay mà, được nghe câu chuyện y như tiểu thuyết. Tội cho bác tên Phát.
Mình hỏi tiếp:
– Em tưởng, theo lẽ thường thì nhà của bác Phát là các cụ nhà mình vẫn được ở chứ.
Bác Phát nãy giờ ngồi trầm ngâm, giờ mới lên tiếng:
– Đúng là nhà của tôi thì 2 cụ cũng có tên trong danh sách thừa kế. Cả vợ và 2 đứa trẻ con nhà tôi cũng vậy. Nhưng vấn đề là khi tôi chết đi, mặc nhiên con vợ tôi là người giám hộ bọn trẻ và quản lý tài sản của chúng. Vì vậy, con vợ tôi nó có toàn quyền với căn nhà này cho đến khi bọn trẻ đủ 18 tuổi. Hơn 10 năm nữa đấy chú. Lúc đó, chắc các cụ nhà tôi cũng lên đây với tôi rồi. Giờ 2 ông bà đang phải đi ở nhờ người ta. Mất con, giờ mất nốt nhà cửa, chỗ ở, tôi thương các cụ quá nên chẳng đành mà đi.
Ặc ặc, đúng là chết cũng không yên. Thở dài thượt 1 cái, bác Phát nói tiếp:
– Tôi với ông bạn Thịnh cứ leo lắt ở đây, hằng ngày thấy các cụ vất vả kiếm sống mà không làm gì được. Không nói chuyện được, cũng chẳng giúp được gì. Ông già giờ phụ bà già bán quà sáng cho ở dưới lang Phú Đô kia. Đúng là chẳng ai ngờ.
Nghe chuyện của ông anh Phát giật cả mình. Mình thì chắc vợ mình không bao giờ đuổi bố mẹ mình ra khỏi nhà để lấy chồng mới nhưng… còn những tranh chấp khác khi không có mình thì sao? Con Vespa PX150 thần thánh của mình ai sẽ đi, nhà mình ai ở. Mình muốn được chôn, nhỡ mình lại bị cho vào hỏa táng thì thế nào. Trời ơi, lo quá!
Bỗng có tiếng ông anh Thịnh:
– Nếu ông mà có cái di chúc như tôi thì đã chẳng đến nỗi!
Ôi bỏ mẹ, mình cũng không có di chúc!
Tít! tít! tít! Tít! tít! tít!… Cái quái gì thế? Báo thức à? Sao ma mà cũng báo thức?…
Ôi trời ơi, dek phải báo thức của ma, báo thức của mình, của người sống…!
Mở bừng mắt, thấy con iPhone 4S dùng 3 năm nay sao bỗng dưng đáng yêu quá vậy. MÌNH CHƯA CHẾT – CHỈ LÀ GIẤC MƠ!
Lập cập, luýnh quýnh, mừng như sống lại (sống lại thật) vồ lấy cái điện thoại gọi cho ông bạn luật sư Phạm Thành Long:
– Tôi cần làm di chúc!
Thằng bạn cười hề hề thủng thẳng:
– Vào www.vietdichuc.com nhé. Trưa nay qua tôi, mở chai vang để mừng ông có di chúc. Mang theo 20 triệu thôi.
Bỗng thấy cuộc sống sao đáng yêu quá! Còn lâu tôi mới chết!
HÃY CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT ĐỂ SỐNG HẠNH PHÚC HƠN
Bài viết dành tặng Người làm di chúc – Phạm Thành Long
PS: Đây gọi là Bán hàng như hơi thở. Còn thở là còn bán hàng 🙂

  • Vĩnh Cường
    Đăng lại nhân dịp đi cấp cứu vì ngộ độc thức ăn